Thiết mộc lan hay phát tài hoặc phất dụ thơm (danh pháp hai phần: Dracaena fragrans, đồng nghĩa: Dracaena deremensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi.
Thiết mộc lan là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 1 m rộng 10 cm. Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 6 m nhưng sự phát triển bị hạn chế khi trồng trong chậu. Thiết mộc lan có hoa trắng-nâu tím với hương thơmÝ nghĩa phong thủy của cây văn phòng cây Phát Tài : Biểu tượng của sự may mắn và thành công sẽ may mắn hơn nếu bạn nhận được cây như là một món quà tặng.
Đặc điểm cây phát tài gốc, phát tài khúc (cây thiết mộc lan):
Lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 1 m và rộng 10 cm, sống rất khỏe, chỉ cần một cành nhỏ dâm xuống đất cũng có thể phát triển thành một cây lớn.. Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 6 m nhưng sự phát triển bị hạn chế khi trồng trong chậu. Phát tài có hoa trắng-nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragans (nghĩa là hương thơm).
Cây thiết mộc lan (cây phát tài) dễ sống và không đòi hỏi phải kỳ công chăm bón. Cây thành phẩm trong chậu với chất trồng là hỗn hợp phân tro trấu, xơ dừa, v.v thì người chơi hầu như không cần phải tác động gì thêm, chỉ việc châm nước 3 lần/tuần, đủ ẩm cho cây là ổn. Đi chi tiết hơn, phát tài dạng này có hai loại:
+ Loại
khúc- tức trồng bằng thân, đoạn được cắt từ thân cây. Loại này cũng dễ
sống, tuy nhiên, thường tuổi thọ không cao nếu để trong mát. Thời gian
chơi phát tài khúc này khoảng 4-5 tháng. Do để trong mát, quá trình
quang hợp kém, bộ rễ không phát triển mấy, nên mầm cây sẽ chuyển từ giai
đoạn sung sức, khỏe khoắn, sang giai đoạn lá bắt đầu dài ra, mỏng dần
đi và rủ xuống. Tuy nhiên, nếu để chậu ngoài trời, đủ nắng và được chăm
sóc, phát tài khúc sẽ phát triển bình thường, và rồi thành cây phát tài
lớn.
Loại
khúc trồng trong nước- thường loại này dùng để trên bàn làm việc, trang
trí nội thất, v.v. nhỏ gọn. Do sống bằng chất dinh dưỡng tự thân của nó,
nên thời gian chơi loại này kéo dài khoảng 2-3 tháng.
+ Loại
gốc- loại này, là phần còn lại của cây phát tài sau khi được cắt bỏ bớt
phần ngọn và thân. Phát tài gốc khỏe hơn phát tài thân, và sống lâu hơn.
Tuy nhiên, nếu để hoàn toàn trong mát và lâu dài, gốc phát tài cũng mất
sức dần và lụi đi. Ngược lại, nếu có điều kiện chăm phát tài gốc với
đầy đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh nắng gốc phát tài sẽ phát triển
thành cây và thời gian chơi được lâu dài. Cây phát triển mạnh khỏe, vào
dịp Noel, cuối năm khi tiết trời se lạnh, có thể ra hoa, những chùm dài,
và cho hương thơm ngát.
Thời gian thích nghi trong nhà:
Cây thích nghi tốt trong nhà, do vậy có nhiều vị trí để chọn lựa nơi đặt cây, tuy vậy chúng củng như các loại cây khác nên cung cấp ánh sáng thích hợp để đảm bảo cho sự quang hợp của chúng. Nếu để trong nhà lâu ngày khi mang ra cây có lá màu xanh nhạt cần đưa cây ra chổ có ánh sáng nhẹ đảm bảo cây quang hợp lại bình thường, không đưa cây ra chổ ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng trực xạ từ mặt trời. Thời gian cây có thể thích nghi từ 60 ngày đến 90 ngày nếu được chăm sóc tốt.
Thời gian tưới và lượng nước tưới bình quân:
Phân bón định kì: ( lưu ý: mang cây ra ngoài để dưỡng rồi mới bón phân)
Phân bón thích hợp loại cây này là NPK 20-20-15, chu kỳ 30 đến 40 ngày bón 1 lần, lượng phân bonms khoảng 10g/chậu, hòa chung với nước. Bón phân xong tưới nước thật đẩm, để cho chậu đất khô rồi mới tưới lại lần hai và đưa vào phòng.
Cách chăm sóc cây phát tài
Phòng bệnh cho cây
Cây
cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc
diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng
khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây
ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo
Khi
phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp
thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không
nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho
sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm
cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không
khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong
thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi
vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động
thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên
cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa
đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi
tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi
đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là
dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi
trồng cây.
Đăng nhận xét