Thu nhỏ thiên nhiên vào trong gang tấc là yêu cầu chung của nghệ thuật sinh vật cảnh, đặc biệt là đối với cây cảnh với việc làm lùn cây trồng trong vườn và trên chậu.
1. Làm lùn cây trồng trong vườn
Đơn giản nhất là cắt ngọn cây. Cắt ngọn cây ở vị trí nào là thùy thuộc vào việc định tạo dáng cây sau này cao hay thấp, chỉ một ngọn hay 2 cành 1 ngọn, hoặc 4 cành 1 ngọn…hoặc cắt thân cây chỉ để lại một cành, thậm chí là một mầm cây ở dưới nhát cắt.Nuôi cho cành hoặc chồi cây lớn lên có đường kính hài hòa với phần gốc, thường là 8/10 – nghĩa là cái chồi đó đủ điều kiện là một thân cây, để làm đoạn thân thứ hai, rồi đoạn thân thứ ba nếu cần, ta cắt tiếp. Việc cắt chuyền như vậy không những làm lùn cây mà có tác dụng:
- Biến một thân cây thẳng đuỗn thành 1 cây có đường nét uyển chuyển, mềm mại
- Tạo cho thân cây nhỏ dần từ gốc đến ngọn theo từng nhịp cắt
- Thân cây có nhiều u sẹo làm tăng vẻ cổ lão, phong sương. Các cành đeuf ở điểm sương của thân cây.
2. Làm lùn cây trên chậu
Thường phải chọn cây phôi có độ lớn đủ làm cây cảnh. Càng có nhiều chạc, nhiều cành nhánh sẽ giúp cho ta nhiều phương án vừa làm lùn cây vừa chuẩn bị bước một cho việc tạo kiểu dáng cây sau này.
- Nếu làm lùn cây ta chỉ việc cắt ở vị trí trên cành 3, để cho cây 2 cành 1 ngọn.
- Nếu tạo thành cây vừa xiêu vừa lùn, ta cắt thân cây ở vị trí trên cành 2 và cắt bỏ cành số 1
- Nếu tạo cây vừa lùn vừa hoành hoặc huyền, ta cắt toàn bộ thân cây ở vị trí trên cành 1, chỉ để lại cành số 1 làm cây hoành và tiếp tục cắt chuyền cho ngọn chúc xuống làm cây huyền
3. Chú ý:
- Vết cắt chếch 45 độ so với thân cây- Không để mẩu cành thừa của thân cây, sau này sẹo lồi không đẹp. Nếu có thể bấm bớt phần gỗ ở vết cắt tạo thành hình vòng chảo thì thuận lợi cho việc mím sẹo sau này
- Bôi thuốc sát trùng hoặc vôi chống nấm và vi khuẩn
- Bôi thuốc tạo sẹo nhanh nếu có.
Đăng nhận xét